Hạn và mặn luôn là những vấn đề gây nhiều khó khăn cho người nông dân bởi chúng mang lại nhiều tác động tiêu cực lên cây trồng. Có nhiều ảnh hưởng từ nhóm hạn và mặn, trong số đó có đất mặn cũng làm ảnh hưởng không ít đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vậy có những cách cải tạo và sử dụng đất mặn nào hiệu quả, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra lời giải nhé!
1. Đất mặn là gì?
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp thụ ở cả trên bề mặt và bên trong đất. Đa số những địa điểm có nhiều đất mặn nằm ở vùng đồng bằng ven biển, ví dụ như các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Cà Mau,...
Cũng như những loại đất khác, đất mặn có những tính chất riêng biệt như:
- Đất mặn có thành phần cơ giới nặng với tỉ lệ sét lên đến 50 - 60%.
- Dung dịch đất có chứa rất nhiều muối tan.
- Đất mặn có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
- Loại đất này chứa ít chất dinh dưỡng, hơn nữa còn nghèo mùn và nghèo cả đạm.
- Vi sinh vật hoạt động kém bên trong đất mặn.
Đất mặn
Chính những đặc tính riêng biệt nên cần có cách cải tạo và sử dụng đất mặn hợp lý nếu muốn trồng cây mang lại năng suất cao. Để tìm được hướng cải tạo và sử dụng đất mặn, đầu tiên cần lưu ý về nguyên nhân hình thành chúng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên sự hình thành của đất mặn, trong đó phổ biến nhất là do nước biển xâm lấn và ảnh hưởng của mạch nước ngầm khiến cho đất bị nhiễm mặn.
2. Đất mặn có tốt cho cây trồng không?
Có nhiều loại đất mặn với nhiều cách phân loại khác nhau ứng với những cách cải tạo và sử dụng đất mặn khác nhau, nếu phân theo mức độ nhiễm mặn của đất, chúng sẽ bao gồm những loại sau:
- Đất không mặn chứa lượng muối hoà tan ít hơn 0,35%.
- Mặn yếu từ 0,3-0,6% lượng muối hòa tan trong đất.
- Mặn mạnh chiếm 0,6-1% lượng muối hòa tan.
- Muối lớn có lượng muối hòa tan chiếm hơn 1%.
Đất mặn và những ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng
Vậy đất mặn có tốt cho cây trồng không? Thực tế, khi đất bị dư thừa muối sẽ gây nên hiện tượng tăng áp suất thẩm thấu của đất. Để cây trồng hấp thu hiệu quả nước và chất khoáng từ đất thì áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu độ mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất vượt quá sức hút nước của rễ cây thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước vào đất, điều này là có hại đối với cây trồng. Đây cũng là lý do vì sao người trồng cây luôn phải thực hiện cải tạo và sử dụng đất mặn sao cho phù hợp.
Sự ức chế sinh trưởng của cây khi đất bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất. Cụ thể, trong môi trường đất mặn, các thực vật kém chịu mặn sẽ nghiêng về xu hướng ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm, từ đó ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng của cây, thậm chí cây có thể bị chết.
3. Các biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn phổ biến
Muốn sử dụng đất mặn có hiệu quả việc cải tạo và sử dụng đất mặn là điều rất cần thiết để đất tốt hơn, phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và mang lại năng suất cao. Tương tự như biện pháp cải tạo đất chua, cải tạo đất nhiễm phèn, cải tạo đất sét,... thì việc cải tạo và sử dụng đất mặn cũng cần có những biện pháp thủy lợi và biện pháp dinh dưỡng.
Biện pháp thủy lợi
Cải tạo và sử dụng đất mặn thông qua việc đắp đê, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý nhằm mục đích ngăn lượng nước biển tràn vào đất trồng trọt gây nhiễm mặn, đồng thời bằng biện pháp này cũng giúp rửa mặn hiệu quả.
Xây dựng hệ thống thau chua rửa mặn gồm kênh thoát nước mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng và kênh tưới nước ngọt để thay thế nước mặn. Để rửa mặn, bạn có thể tiến hành đào mương rút nước ngầm chứa muối xuống sâu và xả nước ngầm chứa muối đi xa.
Ngoài ra, cần lưu ý đến chất lượng nước tưới để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả khi thực hiện cải tạo và sử dụng đất mặn, cụ thể nếu nước tưới có lượng muối cao sẽ không thể thau chua rửa mặn hiệu quả.
Biện pháp dinh dưỡng
- Nên dùng những loại phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây, qua đó góp phần hạn chế cây hút thêm và, hạn chế độc do Na+. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng phân bón clorua kali (viết tắt là KCl).
Nên dùng những phân bón có kali
- Bón một số dạng phân có chứa Ca2+ để điều chỉnh thẩm thấu, tăng khả năng hút nước của cây, tăng khả năng chống chịu mặn. Kết hợp bón vôi để rửa mặn hạ phèn. Cần lưu ý thêm cho việc bón vôi để cải tạo đất cần thực hiện sớm hơn ít nhất 1 tháng trước khi bón phân khác và đảo đất đều sau khi bón vôi ở bề mặt, không cần cày quá sâu. Ngoài ra, lưu ý không trộn vôi với phân chuồng, phân có gốc NH4+ hoặc super lân vì nếu như vậy có thể xảy ra hiện tượng dễ gây thất thoát đạm...
- Thực hiện phun phân bón lá vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cũng giúp cho cây đủ sức vượt qua được tác hại do mặn gây ra khi bộ rễ không hút đủ dinh dưỡng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đất mặn cùng như cách cải tạo và sử dụng đất mặn mà Vườn sạch 7kg mang đến cho bạn. Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ có riêng cho mình những biện pháp phù hợp nhất để đối phó với tình trạng hạn mặn nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại lên cây trồng nhé!
Xem thêm: cách cải tạo đất phèn