Sản xuất than sinh học có quy trình không quá khó, trong khi hiệu quả thì rất rõ rệt.Với những lợi ích mà than sinh học mang đến, bà con nên tham khảo để cải tạo rượng vườn của gia đình.
Sản xuất than sinh học từ những phế thải nông lâm sản không phức tạp, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu cùng kỹ thuật đốt. Trong sản xuất than sinh học, công đoạn đốt than còn gọi là quá trình than hoá.
1. Nguyên liệu và quy trình sản xuất than sinh học
Nguyên liệu và quy trình sản xuất than sinh học
Nguyên liệu sản xuất than sinh học tất cả đều có chứa xen-lu–lô, như: gỗ phế liệu, cành cây, mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, lõi ngô, gáo dừa…Đưa vào máy nghiền, riêng nguyên liệu nhỏ hơn 5mm không phải qua công đoạn này.
Nguyên liệu sau khi được nghiền nhỏ sẽ đưa sang hệ thống sàng để loại bỏ tạp chất. Sau sàng tuyển sẽ đem sấy khô để độ ẩm đạt yêu cầu của công nghệ tạo khuôn than. Đưa vào máy ép trụ để hình thành những thanh than dài 45 cm, đường kính 5,0 -5,5 cm, hình vuông hoặc lục giác.
Than được đưa vào lò than hóa để sản xuất than sinh học, đây là công đoạn quan trọng nhất để sản xuất than sạch không khói, quyết định 80% quy trình. Lò than hóa có 2 dạng, lò quỹ đạo và lò thủ công, lò quỹ đạo với vật liệu gạch chịu lửa, giá thành của lò quỹ đạo tương đối cao. Lò thủ công xây bằng gạch nung thông thường nên giá thấp hơn. Thời gian đốt lò từ khoảng 10 - 13 ngày, dùng phương thức thanh ép tự cháy, không cần nhiên liệu.
Than sạch không khói sẽ được làm nguội và đóng gói, vận chuyển đến nhà kho có môi trường thích hợp, an toàn. Đặc biệt là dễ vận chuyển để phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Các nhà máy sản xuất than sinh học có công suất 1.000 - 1.200 tấn/năm. Với các thiết bị như máy nghiền để nghiền gỗ thành mùn cưa. Sàng rung để loại bỏ tạp chất, máy sấy để sấy mùn cưa, máy ép thanh, ép thành thanh củi và lò than hóa để dùng phương pháp đốt yếm khí củi thành than.
Nguyên liệu và quy trình sản xuất than sinh học
2. Ứng dụng than sinh học để cải tạo đất nông nghiệp bạc màu
2.1.Mục đích ứng dụng than sinh học
Ứng dụng than sinh học từ trấu khi đưa vào đất sẽ cải thiện được độ tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, dinh dưỡng, tăng cường hữu cơ và hoạt động của hệ vi sinh vật nhờ đó, cây trồng phát triển bền vững.
2.2. Tiềm năng của sản xuất than sinh học
Sản xuất than sinh học có quy trình công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, dễ nhân rộng quy mô. Nhờ bề mặt riêng lớn, cấu trúc lỗ rỗng, hàm lượng pH phù hợp để cải tạo đất phèn cùng độ dẫn điện EC cao. Than sinh học từ trấu nâng cao sức khỏe đất toàn diện ở phương diện lý, hóa và sinh.
Giải pháp than sinh học cùng với phân hữu cơ, giun đất tạo thành bức tường vững chắc duy trì và phục hồi chất lượng đất, đóng góp vào việc giữ gìn an ninh lương thực.
Ứng dụng sản xuất than sinh học cải thiện chất lượng đất là phù hợp với phát triển nền nông nghiệp bền vững.
2.3. Quy trình ứng dụng than sinh học vào từng nền đất canh tác
Cây rau màu bón theo liều lượng 1 kg/m2 than sinh học và phân hữu cơ ủ trong 2-4 tuần. Cây lương thực khoảng 0,3-1 kg/m2 hỗn hợp trên, cây công nghiệp 1-2 kg/gốc, cây kiểng 5-10% v/v.
Có thể sản xuất than sinh học trộn với đất canh tác trong 2-4 tuần để than sinh học bão hòa được bón lót vào đất theo hàng canh tác hoặc quanh tán. Càng ủ hoạt hóa trong đất dài càng tích lũy được nhiều vi sinh vật hiếu khí.
Trộn than với phân hữu cơ trong 2-4 giúp nâng cao chất lượng than, cây trồng có đủ dinh dưỡng từ đầu, giúp cây tăng sinh trưởng và phát triển mạnh.
Than sinh học trộn với phân bò sinh khối trùn quế …sẽ giúp than hấp thụ thuốc trừ sâu tồn dư trong đất tốt hơn. Tăng hiệu quả khử độc cho đất, việc phục hồi sinh thái đạt kết quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sản xuất than sinh học và ứng dụng vào cải tạo đất nông nghiệp bạc màu. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn trong việc cải tạo đất, cho những mùa màng bội thu.
Xem thêm bài viết: Những Phương Pháp Điều Tra Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Hiện Nay