Chia sẻ bức xúc của một Hợp tác xã ở Đồng Nai về tình hình xuất khẩu nông sản hiện tại. Nông dân trồng rất nhiều mít, nhưng không được giá, hợp tác xã lỗ nhưng vẫn phải làm vì sao? Nông sản thì nhiều mà nông sản sạch lại không có để bán?
Mít được xử lý và bảo quản trước khi đóng gói đưa lên container
Chiều muộn ngày 28/04/2021. Tôi có liên lạc với anh Bình Giám đốc HTX Đông Mekông đặt trụ sở tại Thi Trấn Tân Phú Tỉnh Đồng nai chia sẻ về tình hình nông sản xuất khẩu của Việt nam như sau:
Anh than với tôi rằng, lỗ quá ông Khôi ơi, giờ không làm không được. Những người làm với mình người ta than quá, không ai mua mít hết. Giá hái tại vườn thời điểm này có 3000 đ/kg. Mà đưa qua của khẩu đi tiểu ngạch hàng không có giá. Cạnh tranh lớn với hàng của Thái lan vì năm nay được mùa, thời tiết thuận lợi nên khắp nơi thu hoạch trái cây rất nhiều.
Dù bị lỗ nhưng doanh nghiệp vẫn phải làm để giảm lỗ
Một nghịch lý mà anh chia sẻ, trái cây rất nhiều, nhưng hàng đi Đông Âu - Nga lại không có. Đối tác bên Nga muốn hàng tiêu chuẩn nhưng chỉ gọi điện nói chuyện cho vui thôi, chứ không có hàng giao. Hầu hết trái cây hiện tại chưa có tiêu chuẩn gì cả, không ai quản lý. Làm với nông dân lúc đầu thì họ nhất trí, nhưng trong những cuộc họp nhóm riêng họ lại tự ý đưa thuốc này thuốc nọ, không có ai tư vấn, thích sao làm vậy. Nhiều khi xịt phải thứ thuốc bị cấm mà không biết, vì nó hiệu quả nhưng để lại dư lượng. Nếu đem đi test thì không đạt chuẩn. Anh đã bị một lần rồi, nên giờ nhát làm hàng sạch lắm.
Trái cây thì không thiếu, nhưng hàng sạch thì lại không có bán, vì không ai dám đảm bảo
Tôi chia sẻ với anh, trái cây mình thì nhiều mà sản phẩm sạch thì lại thiếu. Rất là bất hợp lý. Vậy vấn để cần giải quyết nằm ở đâu? Ai sẽ là người cầm cờ trong cuộc chơi này?
Quý bạn đọc nếu có cao kiến gì hãy cho chúng tôi biết, có thể dựa vào các ý kiến của các bạn, chúng tôi tìm được hướng ra cho bà con.
Cuộc trò chuyện dang dở vì anh đang bận làm hàng xuất đi Trung Quốc.