Trong trồng trọt ngoài việc bón phân, tưới nước thì việc cải tạo đất vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp đất thêm phì nhiêu mà còn diệt trừ mầm bệnh gây hại cho cây trồng hiệu quả. Đặc biệt góp phần giúp cây hấp thụ dưỡng chất từ phân bón tốt hơn, tốt hơn để phát triển. Vậy kỹ thuật cải tạo đất như thế nào đúng cách để đất trở nên tơi xốp hơn, màu mỡ hơn.
1. Lý do vì sao nên thực hiện kỹ thuật cải tạo đất trước khi trồng
Hiện nay tình trạng đất bị cằn cỗi, tha hóa ngày một tăng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do việc canh tác sai cách và lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Đất bị thoái hóa khiến cho cây không thể sinh trưởng và tạo điều kiện cho các loại côn trùng gây hại phát triển. Chính vì thế bắt buộc bạn phải sử dụng các kỹ thuật cải tạo đất để phòng chống sâu bệnh cho cây trồng. Đồng thời việc cải tạo đất còn có những lợi ích sau:
- Giúp đất khỏe hơn, chống chịu được với khí hậu khắc nghiệt hơn.
- Cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn cho cây giúp cây trồng đạt được năng suất cao.
- Giúp cây hấp thụ dưỡng chất dễ hơn, nhanh hơn để phát triển và sinh trưởng.
- Giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản khi thu hoạch.
- Cây sinh trưởng nhanh hơn, tốt hơn và không bị sâu bệnh hay côn trùng gây hại.
Cải tạo đất canh tác
2. Kỹ thuật cải tạo đất như thế nào đúng cách hiệu quả tiết kiệm
Có rất nhiều cách để giúp đất màu mỡ hơn nhưng sử dụng kỹ thuật cải tạo đất vẫn là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này bạn cần làm đúng theo quy trình, đúng kỹ thuật thì mới có kết quả cao.
Thứ nhất, giữ ẩm cho đất bằng cách trồng các loại cỏ cải tạo đất
Nuôi trồng các loại cỏ cải tạo đất không chỉ giúp che phủ, giữ ẩm cho đất thêm màu mỡ, tơi xốp. Mà còn giúp điều hòa lượng nước, không khí trong đất cũng như tạo thêm một lớp mùn hữu cơ cho đất. Đặc biệt trồng các loại cỏ này còn giúp bảo vệ hệ sinh thái của đất và giúp đất không bị xói mòn.
Kỹ thuật cải tạo đất
Thứ hai, cải tạo đất bằng các loại phân bón
Đất bị thoái hóa trong quá trình canh tác cần bổ sung thêm các loại phân bón để tạo sự thông thoáng và tơi xốp cho đất. Bạn có thể sử dụng phân bò, phân chuồng, phân vi sinh hoặc phân hữu cơ…. để bón. Việc này sẽ giúp đất có thêm lượng mùn hữu cơ từ đó giúp đất thêm tơi xốp và có nhiều dinh dưỡng hơn để cây trồng phát triển.
Đặc biệt với những loại đất trồng đã bị bạc màu bạn phân bò sẽ giúp cải tạo đất rất tốt. Tuy nhiên khi bón phân bạn cần lưu ý nền đất không được quá khô hoặc quá ướt. Và tùy theo độ ph của đất mà có liều lượng bón phù hợp để tăng hiệu quả.
Cải tạo đất trước khi trồng trọt
Thứ ba, tạo điều kiện để các loại vi sinh vật trong đất phát triển
Vi sinh vật có trong đất cũng là yếu tố quan trọng giúp đất tơi xốp và màu mỡ. Vì thế bạn cần bảo vệ các loai vi sinh vật này cũng như tạo điều kiện cho chúng sinh sôi và phát triển. Đây là kỹ thuật cải tạo đất bạn nên lưu ý và áp dụng để cải thiện tình trạng đất bị thoái hóa.
Thứ tư, cải tạo cấu trúc đất phù hợp với mỗi loại đất
- Đối với các loại đất cát - một loại đất nghèo dinh dưỡng nhưng lại rất dễ thoát nước. Vì thế khi áp dụng kỹ thuật cải tạo đất đối với loại đất này bạn nên bổ sung thêm từ 7,5-10 cm chất hữu cơ cho đất. Đồng thời kết hợp thêm các phương pháp trồng các loại cây phủ đất. Và tạo phân xanh cho đất bằng lớp lá cây, cỏ khô để giữ ẩm cho đất tốt hơn và ngăn tình trạng thoát hơi nhanh.
- Đối với đất sét - một đất này rất dễ bị ứ đọng nước vào mùa mưa nhưng lại nhanh khô vào mùa khô. Vì thế bạn nên bổ sung từ 5 đến 7 cm chất hữu cơ vào bề mặt đất. Và khi trồng trọt nên tạo luống để cải thiện tình trạng thoát nước cho đất tốt hơn giúp cây phát triển.
- Đối với đất bùn - loại đất thoát nước kém. Vì thế khi áp dụng kỹ thuật cải tạo đất bạn nên bón thêm ít nhất 2,5 cm chất hữu cơ mỗi năm và làm luống trồng cao để thoát nước tốt.
- Đối với đất kiềm thì bạn cần bổ sung thêm lưu huỳnh theo tỷ lệ nhất định để làm giảm độ ph trong đất.
Mong rằng với kỹ thuật cải tạo đất mà bài viết của Vườn Sạch 7kg chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách để cải tạo đất bạc màu, cằn cỗi trở thành tơi xốp, màu mỡ và giàu chất dinh dưỡng hơn. Góp phần giúp cây trồng phát triển tốt và cho năng suất thu hoạch cao hơn.