Phòng trừ sâu bệnh là biện pháp quan trọng và cần thiết để loại bỏ các loại sâu bệnh phá hoại. Điều này sẽ giúp cây trồng khỏe mạnh sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng nào hiệu quả, an toàn? Đặc biệt, hạn chế tối ưu lượng thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho môi trường và sức khỏe. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Lý do nên trừ sâu bệnh hại cho cây trồng
Không phải ngẫu nhiên mà các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng được nhiều người quan tâm. Bởi các lý do quan trọng sau:
- Loại bỏ triệt để các loại sâu bệnh để cây phát triển, không để chúng sinh sôi và phát triển trên diện rộng gây hại cho cây trồng.
- Tăng sức đề kháng cho các loại cây trồng giúp cây trồng tăng trưởng tốt.- Đảm bảo năng suất thu hoạch cao mang lại lợi nhuận cao cho người trồng.
- Tăng chất lượng nông sản thu hoạch.
Phun thuốc trừ sâu diệt sâu bệnh
2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng hiệu quả
Cây trồng bị sâu bệnh phá hoại thì phải làm sao? Đừng lo hãy xem ngay các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng dưới đây.
Khi gieo trồng nên chọn giống chất lượng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Vì thế các chuyên gia trong ngành trồng trọt đã nghiên cứu và cho ra đời những giống cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh cực kì hiệu quả. Cho nên khi trồng trọt bạn nên lựa chọn những giống cây trồng chất lượng cao để hạn chế bị sâu bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu.
Các loại sâu bệnh gây hại
Thường xuyên kiểm tra, thăm khám để phát triển sâu bệnh kịp thời
Một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bạn không thể bỏ qua. Đó chính là phải thường xuyên giám sát, thăm khám xem cây trồng có bị sâu bệnh hay không. Ngay khi xuất hiện những điều bất thường bị sâu bệnh phá hoại bạn cần tìm cách tiêu diệt ngay để tránh bị phát tán và sinh sôi mạnh hơn gây hại trên diện rộng.
Sử dụng bẫy để bắt các loại côn trùng gây hại
Đối với một số loại sâu bệnh gây hại bạn có thể sử dụng bẫy để bắt nhằm hạn chế tối ưu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ví dụ sử dụng bẫy đèn để bắt các loại sâu phá hoại hoạt động về đêm như sâu bướm, sâu đục thân…
Hoặc sử dụng bẫy có chất kết dính để bắt rệp và các loại sâu ăn lá.
Dung dịch tự pha để diệt sâu bệnh gây hại
Sử dụng túi nilon để ngăn sự phá hoại của các loại côn trùng gây hại
Nếu bạn lo sợ các loại sâu bệnh sẽ phá hoại cây trái khi sắp bước vào vụ mùa thu hoạch thì có thể áp dụng cách đóng bao nilon này. Đây là một trong những cách rất phổ biến được nhiều người áp dụng hiện nay.
Sử dụng thuốc trừ sâu được làm từ các loại cây trái tự nhiên
Một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng hữu hiệu, an toàn được nhiều người áp dụng chính là sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ từ tự nhiên. Đó có thể là thuốc trừ sâu được làm từ tỏi, ớt hoặc hoa đậu tím, cây thuốc lá, cây bạc hà…
Đối với loại thuốc trừ sâu từ tự nhiên này bạn có thể áp dụng cách sau:
- Cách 1: xoay nhỏ 200 gram hạt ớt và đem đun sôi cùng 4 lít lọc. Sau đó thêm 4 lít nước và vài giọt xà bông lỏng rồi phun lên cây để loại bỏ các loại sâu bệnh phá hoại như: rệp, kiến, sâu bướm nhỏ và ốc sên…
- Cách 2: Cắt nhỏ 100 gram tỏi ngâm cùng nửa lít lọc trong vòng 24h. Sau đó thêm vào nửa lít nước và một ít xà bông lỏng. Cuối cùng pha loãng và phun lên cây trồng. Để nâng cao hiệu quả bạn có thể thêm một ít chiết xuất của ớt vào. Loại thuốc trừ sâu này có thể tiêu diệt hiệu quả các loại kiến, rệp, sâu bướm, mối…
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học là một sản phẩm được nhiều người đánh giá cao. Bởi loại thuốc này không chỉ an toàn mà còn diệt trừ sâu bệnh nhanh chóng giúp tăng sức đề kháng cho cây hiệu quả. Đặc biệt, ít gây độc với sức khỏe và môi trường cũng như bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên. Quan trọng hơn lượng độc còn dư thừa trên nông sản rất ít.
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng mà bài viết của Vườn sạch 7kg chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được phương pháp phòng trừ sâu bệnh phù hợp nhất cho cây trồng. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc trồng trọt của mình.
Xem thêm: các loại sâu bệnh hại cây trồng