Sâu Đục Thân Năm Vạch Đầu Nâu Gây Hại Mùa Màng Nghiêm Trọng

Sâu Đục Thân Năm Vạch Đầu Nâu Gây Hại Mùa Màng Nghiêm Trọng

Nhắc đến các loại sâu bệnh hại lúa, có lẽ sâu đục thân năm vạch đầu nâu chính là nỗi ám ảnh lớn nhất của người nông dân. Chúng sinh trưởng và phát triển nhanh, phá hoại mùa màng nghiêm trọng, gây giảm sản lượng lúa thu hoạch đáng kể.

 

1. Sâu đục thân năm vạch đầu nâu là gì?

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tên khoa học là Chilo infuscatellus Snellen, thuộc bộ Lepidoptera, họ Pyralidae. 

Sâu trưởng thành có sự khác nhau giữa con cái và con đực. Giống đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép đen, giữa cánh trước có một chấm tím đen, bụng thon nhỏ, những đốt cuối hình răng cưa nhỏ. Con ngài cái có râu đầu hình sợi, mép ngoài cánh có 7 chấm đen,  trên cánh không có chấm vệt như con đực.

Sâu đục thân năm vạch đầu nâu đẻ trứng thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên bẹ lá hoặc phiến lá. Trứng sâu hình bầu dục, ban đầu có màu trắng, sau chuyển dần sang nâu, cuối cùng là màu đen. Sâu non mới sinh có màu nâu nhạt, thân có 5 vạch nâu sẫm, đầu nâu vàng.

Ở giai đoạn nhộng có màu vàng nâu, mặt bụng cũng có 5 vạch nâu, chân giữa ngắn hơn cánh và dài hơn râu đầu, chân sau không vượt quá mút cánh.

Loại sâu gây hại này phân bố ở tất cả các vùng trên cả nước nhưng xuất hiện nhiều hơn ở khu vực phía Bắc. Sâu ưa nhiệt độ thấp và có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trong thời tiết lạnh. Vì vậy, gây hại vào vụ xuân thường nghiêm trọng hơn vụ mùa.

 

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu nằm trong thân cây

 

2. Cách nhận biết cây trồng bị sâu đục thân xâm hại

Sâu đục thân có nhiều loại và gây hại ở đa dạng các loại cây trồng. Trong đó, loại đục thân 5 vạch đầu nâu chủ yếu gây hại trên cây lúa và mía. 

Sâu đục thân sinh trưởng ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa, từ khi còn là mạ non, đẻ nhánh, làm đòng và lúa trổ. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và hóa bướm.

Dấu hiệu nhận biết: Ở thời kỳ mạ non hoặc đẻ nhanh, sâu đục thân cắn qua bẹ vào đến nõn làm cây mạ chết khô hoặc thân lúa bị héo dần.

Đến thời kỳ làm đòng hoặc lúa trổ, sâu đục qua các lá đòng để chui vào giữa rồi ăn xuống điểm sinh trưởng, khiến mạch dẫn dinh dưỡng của cây lúa bị cắt đứt và bông lúa bị sẽ bị lép trắng, không chắc hạt.

Ở cây mía, sâu non nhả tơ rồi đu đưa sang những cây mía lân cận. Sâu phá hoại nặng nhất ở giai đoạn mía mầm và ở vụ thu đông. 

 

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu gây hại trên cây mía

 

3. Cách phòng chống sâu đục thân năm vạch đầu nâu

Trước khi sâu non phát triển và sinh trưởng mạnh, người nông dân hãy thực hiện các biện pháp phòng bệnh mới là cách tốt nhất giảm tác hại mà sâu gây ra.

- Thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý, đúng thời điểm, các biện pháp kỹ thuật cũng cần được thực hiện đúng và triệt để.

- Sau mỗi vụ thu hoạch, nên cày lật gốc rạ và kết hợp đốt rơm rạ để tiêu diệt mầm sâu bệnh còn ủ trong đất, là biện pháp phòng ngừa sự sâu đục thân hiệu quả.

- Trồng các loại cây thu hút thiên địch xung quanh ruộng lúa, ruộng mía như tò vò và các loài họ ong.

- Cơ cấu mùa vụ phải được tổ chức đồng loạt và vào thời điểm thích hợp. Điều này sẽ mang lại hiệu quả trị sâu bệnh tốt hơn nếu cần phải triển khai phun thuốc.

- Đối với cây mía, tránh trồng vào các tháng khô hạn, không đốt lá sau thu hoạch, nên lột bỏ những bẹ lá đầu tiên và tưới đủ nước trong mùa khô.

- Khi phát hiện các đọt héo phải rút bỏ, cắt mầm héo sâu 5cm dưới mắt đất hoặc dùng xiên nhọn để tiêu diệt sâu non.

- Xử lý hom giống trước khi trồng bằng thuốc trừ sâu Diaphos 50 EC hoặc sử dụng Padan 4G, Diaphos 10H để bón lót ngay sau khi trồng.

 

4. Cách trị sâu đục thân năm vạch đầu nâu và một số loại sâu bệnh thường gặp

Bắt sâu thủ công bằng tay hoặc bẫy đèn

 

Các bác nông dân có thể sử dụng 1 trong 2 hoặc kết hợp cả 2 biện pháp trị sâu bệnh sau:

- Bắt, bẫy sâu thủ công bằng đèn bẫy sâu, ngắt bỏ những thân cây bị héo do sâu đục thân hoặc các ổ trứng sâu.

- Áp dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt sâu, nhưng phải đảm bảo phun đúng loại thuốc và liều lượng hướng dẫn trên bao bì, không lạm dụng thuốc. Bà con cũng nên sử dụng các các loại thuốc sinh học để hạn chế gây hại đến môi trường và sức khỏe.

Ngoài ra, trước và trong quá trình canh tác, nông dân cũng cần phải chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ thiên địch của sâu đục thân năm vạch đầu nâu và các loại sâu bệnh khác.

Mong những kiến thữ về sâu đục thân năm vạch đầu nâu mà Vườn sách 7kg mang lại cho bà con sẽ có ích trông việc tăng năng suất cây trồng.

 

Xem thêm: tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng

Đang xem: Sâu Đục Thân Năm Vạch Đầu Nâu Gây Hại Mùa Màng Nghiêm Trọng

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng