Tác dụng kỳ diệu giúp Chú Huỳnh hoàn thành được luận án tiến sĩ tại Pháp.
Tên gọi:
Verveine citronnelle - Verveine odorante - Cỏ roi ngựa - Mã tiên thảo sả - Aloysia citrodora Palau - Verbenaceae
Cây Cỏ roi ngựa
Ứng dụng:
Cây Mã tiên thảo sả chính thức được công nhận là dược phẩm (Ở Pháp, verveine được dùng từ thời cổ xưa, verveine được chính thức bán tự do từ ngày 4 tháng 7 năm 1960 – Pharmacopée française, 10 ème édition)
Dạng trà được dùng để chữa trị:
- Chứng không tiêu (indigestion), đầy hơi, đau dạ dày, khó tiêu (dyspepsie), chứng cơ năng suy nhược (névroses), chứng đau đầu, chứng rối loạn giấc ngủ nhẹ, tiếng vo vo lỗ tai (bourdonnements d’oreille), suy nhược, nôn ra máu, đau tim, động kinh, ù tai.
Liều dùng:
► Dùng trong cơ thể :
- Đun ngâm: 1 muổng cà phê đọt hoa / tách trà và uống 3 đến 4 tách / ngày.
- Đun ngâm (infusion): ngâm 5 – 10 gr lá tươi trong nửa lít nước sôi, trong 10 phút. Uống 3 đến 4 tách / ngày, trong 3 tuần lễ tối đa.
► Dùng ngoài cơ thể :
- Lá lươi nghiền nát: đắp lên trán trong trường hợp: đau nửa đầu (migraine), hạ sốt, chống co thắc giảm đau, kháng khuẩn, dịu đau trấn thống và dể tiêu (eupeptic).
Thực phẩm và chế biến:
Trong thực phẩm, lá Mã tiên thảo sả (verveine odorante) tươi hay khô có thể dùng làm hương liệu thực phẩm, mùi gia vị cho một vài món ăn (như các món cá và gia cầm, nước sốt rau hoặc sà lách, nước gia vị ướp, mứt, bánh pudding, bánh ngọt, kem, sữa chua và đồ uống Hy lạp ...). Hương vị sả đặc biệt thích hợp cho bánh ngọt, kem và thức ăn tráng miệng. Nó cũng có thể được sử dụng để làm kem đá.
Mô tả:
Verveine odorante (Cỏ roi ngựa chanh) được phân biệt với Verveine officinale (cỏ roi ngựa) ở chổ cây thân thảo sống trong vùng Âu Châu, Tây Á, Bắc Phi, tính chất có thể có một vài nhầm lẫn. Verveine officinalis là một loài có thể dùng làm trà với những đặc tính trị liệu như dịu đau và là một thuốc ngủ nhẹ. Loài này cũng có thể dùng ngoài chữa những bệnh khác nhau về da và được đánh giá cao ở Đức.
Cây thảo sống dai, mọc thành bụi cao 30-50cm. Thân vuông. Lá mọc đối, dài 2-7 cm, rộng 1-5 cm, chia thùy hình lông chim, có răng, cuống lá rất ngắn hoặc không có. Hoa roi ngựa mọc thành chùy ở ngọn, gồm nhiều bông hình sợi, lá bắc có mũi nhọn; hoa nhỏ không cuống, màu lam; đài 5 răng, có nhiều lông; tràng có ống hình trụ, uốn cong, có lông ở họng, có 5 thùy nhỏ trải ra; nhị 4, bầu 4 ô. Quả nang chùy có 4 nhân. Hạt màu đen. Ra hoa từ mùa xuân tới mùa thu.
Thực vật và môi trường:
Nguồn gốc: Verveine sả có nguồn gốc ở Chile, Argentina và Peru. Nơi đó Verveine sống cao hơn cao độ trung bình, chủ yếu là trên 2000 m. Người ta đã dẫn chứng «Missouri Botanical Garden» trên những dữ liệu thu thập được «ropicos-Vast», 18 mẩu được thu thập được lưu trữ tại Thảo tập của Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru cho ta thấy môi trường sống của Verveine khoảng 1500 và 3500 m độ cao.
Mô tả thực vật:
Verveine odorante hay Mã tiên thảo sả thuộc nhóm thân mộc nhỏ, thân chánh tẩm chất mộc (lignin) nên cứng, cao từ 1 đến 3 m, thuộc nhóm có lá rụng mùa đông. Lá hình lưởi mác, đầu nhọn, gần như không cuống (cuống lá rất ngắn), màu xanh tái. Xông lên mùi sả rất nồng khi người ta vò xát. Hoa nhỏ, màu trắng hay màu hoa cà nhạt tái, họp thành nhóm thưa cao khoảng 10 cm. Ở Âu Châu không dùng trái.
Bộ phận sử dụng:
Lá: dùng tươi hay xấy khô.
Thành phần hóa học và dược chất:
Mã tiên thảo sả chứa:
● Essential oil (nhỏ hơn 1% trong lá): Citral, neral, geranial; Limonene, Carvone, dipentene; Linalool, nerol, geraniol; Tinh dầu (> 0,4 % V/m ); màu vàng tươi; Giàu chất citral và flavonoids; những flavones chánh 6-hydroxyl và những esters methyl (Slavigenin, eupafolin, hispidulin, v…v… ); Chất chính trong tinh dầu verveine citronnelle là: citral (30 – 35%), nerol và geraniol.
Đặc tính trị liệu:
Verveine tươi hay luộc chín. Những lá verveine có thể dùng đắp qua lớp băng cứu thương hay lớp gạc trên má để làm: Giảm đau răng, hay viêm loét tĩnh mạch trường, Verveine đôi khi cũng tác dụng những trường hợp: hạ sốt, chống viêm sưng, chữa trị đau thần kinh (antinévralgique), chống sự co thắt giảm đau, tạo sẹo (cicatrisant) làm lành vết thương, sát trùng và là thuốc bổ.
Đồng thời cũng cảnh báo sự lạm dụng verveine đun ngâm nước sắc dùng để uống, có thể dẩn đến những: rối loạn đau dạ dày.
Trong mùi thơm liệu pháp tinh dầu được sử dụng để: chữa bệnh thần kinh và hệ tiêu hóa, cũng như trị mụn trứng cá và nhọt loét.
Bài Thuốc Từ Cây Cỏ Roi Ngựa:
Chữa mất ngủ, stress, đau đầu do căng thẳng: Dùng 12g đun với 1l nước uống sau khi ăn
Trị mụn nhọt: Lấy Cỏ roi ngựa tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, phần bã đắp lên chỗ mụn nhọt, dùng liên tục cho đến khi nào khỏi.
Trị bệnh cổ chướng: Lấy cỏ roi ngựa giã nát, nấu với nước uống khi còn nóng.
Trị họng sưng đau: Dùng một nắm to cành và lá Cỏ roi ngựa tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa vào một lượng sữa, ngậm từng ít một và nuốt từ từ xuống cổ họng.
Trị bệnh vàng da: Dùng 50g rễ cỏ roi ngựa tươi hoặc toàn cây tươi sắc lấy nước, vớt bỏ bã và cho thêm đường, chia làm 3 lần uống trong ngày. Nếu vùng gan bị trướng đau thì cho thêm vào 15g sơn tra sắc uống chung với nhau.
Phòng ngừa bệnh viêm gan truyền nhiễm: Dùng 25g Cỏ roi ngựa với 5g cam thảo, sắc với 150ml nước, sắc lại còn 40ml uống trước bữa ăn, mỗi ngày uống 2 lần tương đương với 120ml thuốc đã sắc, uống liên tục trong 4 ngày mới có hiệu quả.
Trị lở ngứa: Lấy 50-70g cỏ roi ngựa tươi rửa sạch, nấu nước tắm, rửa ngày 1 lần.
Chữa cảm sốt: 30g Cỏ roi ngựa, 25g khương hoạt, 25g thanh cao. Cho tất cả các vị trên vào ấm đất đổ đầy nước, sắc lại còn 2 chén nhỏ, chia làm 2 lần uống trong ngày hoặc có thể đem các vị thuốc trên tán nhỏ thành bột, hãm nước sôi uống như pha trà uống trong ngày. Nếu cảm sốt kèm theo đau họng thì thêm vào 15g cát cánh sắc uống chung với nhau.
Trị sốt rét: Dùng 30-40g Cỏ roi ngựa khô, sắc nước uống. Uống trước và sau khi lên cơn sốt 1-2 giờ thì uống 1 lần.
Trị bệnh bạch hầu: Dùng 30-40g Cỏ roi ngựa khô, sắc lấy khoảng 300ml nước thuốc. Người lớn uống mỗi lần 150ml, ngày uống 2 lần, uống liên tục 3-5 ngày.( Trẻ em từ 8-14 tuổi uống mỗi lần 100ml, ngày uống 2 lần, uống liên tục trong 3-5 ngày. Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi uống mỗi lần 50ml, ngày uống 2 lần, uống liên tục trong 3-5 ngày.)
Trị trĩ nội: Dùng Cỏ roi ngựa kết hợp với rau dền gai, mỗi thứ 20g, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy kết quả.
Chữa kinh nguyệt không đều: Dùng 40g Cỏ roi ngựa, 20g ích mẫu, 10g cỏ tháp bút, 25g ngải cứu. Tất cả đem sắc với nước uống ngày 2 lần. Uống trước khi hành kinh 10 ngày.
Chữa đau bụng kinh:
- 30g Cỏ roi ngựa, 15g sinh địa hoàng, 15g huyền sâm, 15g bạch thược, 15g xích thược, 15g nữ trinh tử, 15g địa cốt bì, 12g cỏ nhọ nồi, 15g xuyên luyện tử, 12g mẫu đơn bì, 5g uất kim. Sắc uống mỗi ngày một thang, uống liên tục trong 6 ngày trước khi hành kinh, một liệu trình uống là 2 tháng.
- Trường hợp chỉ bị đau nhẹ thì dùng 30g Cỏ roi ngựa với 30g ích mẫu thảo. Sắc uống 3 thang trước khi hành kinh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị bí tiểu, tiểu ra máu và dưỡng chất (đạm): Dùng 60g Cỏ roi ngựa sắc nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bế kinh: Dùng 40g Cỏ roi ngựa kết hợp với 30g rễ cây gai sắc với nước uống mỗi ngày 2 lần. Uống trước khi hành kinh 10 ngày.
Lịch sử của Cỏ roi ngựa chanh:
Nhà thực vật học châu Âu đầu tiên công nhận thực vật này là người Pháp Philibert Commerson, người đã thu thập tại Buenos Aires về chuyến đi vòng quanh thực vật của ông với Bougainville, khoảng năm 1767. Thực vật này đã được nhập khẩu trực tiếp vào Real Jardín Botánico de Madrid, năm 1797, giáo sư Casimiro Gómez Ortega và Antonio Palau y Verdera đã đặt tên cho nó là (mặc dù họ xuất bản chưa có hiệu lực) Aloysia citrodora bằng tiếng Latin và "Hierba de la Princesa" bằng tiếng Tây Ban Nha, để ca ngợi Maria Louisa của Parma, Công chúa Asturias là vợ của người bảo trợ của Garden Infante Carlos de Borbon, Hoàng tử Asturias và con trai của vua Carlos III. Tên này sau đó được xuất bản hiệu quả trong tập đầu tiên của Parte Práctica de Botánica của Palau vào năm 1784.
Nhập khẩu không chính thức từ Tây Ban Nha Mỹ hiếm khi trót lọt: khi nhà thực vật học người Pháp Joseph Dombey hạ thổ bộ sưu tập của ông tại Cadiz vào năm 1785, chúng bị tịch thu và bị khô héo trong kho, ông đã bị từ chối cho phép thậm chí trồng bằng hạt giống. Trong số ít các loại cây mà Dombey đã thu thập trong tám năm ở Lima, cỏ roi ngựa chanh sống sót.
Trong khi đó, Gómez Ortega gửi hạt giống và mẫu vật của nhà máy đến Charles Louis L'Héritier de Brutelle ở Paris; L'Héritier đã xuất bản nó thành Verbena triphylla trong cuốn sách thứ hai của ông là Stirpes Novae. Được xuất bản vào tháng 12 năm 1785 hoặc tháng 1 năm 1786. Từ Paris John Sibthorpe, giáo sư thực vật học tại Oxford, đã thu thập mẫu vật mà ông đã giới thiệu cho ngành trồng trọt của Anh: 1797 chanh cỏ roi ngựa thường gặp ở các nhà kính xung quanh London, và sự phổ biến của nó qua nhiều thế kỷ sau thường ở dạng một bó hoa thơm.
Nhà máy này đã đạt được giải thưởng của Garden Horticultural Society of Garden Merit.
Hiện nay, Vườn sạch Bảy Ký đang tiến hành xây dựng vùng trồng Cây Cỏ Roi Ngựa tại Việt nam
Nguồn: Tổng hợp
Nguyễn Thanh Vân: http://duocthaothucdung.blogspot.com/2011/06/verveine-citronnelle-ma-tien-thao-sa.html
Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Aloysia_citrodora
Tags: Cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, mã tiên thảo, Cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, mã tiên thảo,Cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, mã tiên thảo, Cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, mã tiên thảo, Cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, mã tiên thảo, Cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, mã tiên thảo, Cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, mã tiên thảo
Công ty TNHH Vườn sạch Bảy Ký
Mã số thuế: 0314947673
Hotline: 0909.0705.47
Địa chỉ: 57/31D Điện Biên Phủ, Phường 15, Q. Bình thạnh, Tp. HCM